( Ảnh minh họa- thuốc hít, xịt chữa khó thở)


Hen suyễnBệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là hai căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn khiến nhiều bệnh nhân phải dùng thuốc hằng ngày đến cuối đời.


Thuốc tây trong điều trị Hen phế quản và COPD có thể được chia thành 2 nhóm:  


* Thuốc cắt cơn nhanh


Thuốc
ở dạng hít, xịt có tác động nhanh, làm giãn cơ trơn phế quản giúp luồng
khí lưu thông ở đường thở được dễ dàng hơn, người bệnh thoát khỏi cảm
giác khó thở. 


Tác dụng phụ có thể gặp: tim đập nhanh; run tay chân; khô miệng; dễ bị kích thích; chóng mặt…


* Thuốc kiểm soát dài hạn ( thuốc dự phòng)  


Các
thuốc này giúp kiểm soát bệnh và làm giảm nguy cơ lên cơn cấp; chỉ có
kết quả khi sử dụng đều đặn hàng ngày. Có 3 loại thuốc gồm:


1. Giãn phế quản tác động dài (có dạng thuốc hít,xịtvà thuốc uống)


Tác dụng chính: làm giãn các cơ siết chặt quanh đường thờ, có thể ngừa được cơn nhưng không thể cắt cơn khi cơn đã bắt đầu.


Tác dụng phụ có thể: Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, buồn nôn.


2. Kháng viêm:phổ biến nhất là các thuốc nhóm corticoid (có dạng thuốc hít và thuốc uống).


Tác dụng chính: ngăn ngừa hay làm giảm viêm đường thở, chống lại các chất kích thích đường thở.


Tác dụng phụ có thể: Khô miệng; nấm miệng; nhức đầu; rối loạn dạ dày, xương và mắt; suy thượng thận.


Làm sao để ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể của thuốc này?


·       
Sử dụng thuốc dạng thuốc phun – hít: do thuốc được đưa trực tiếp đến
niêm mạc đường thở nên sẽ hạn chế nồng độ thuốc vào máu, giảm các tác
dụng phụ.


·        Súc miệng sau khi dùng corticoid dạng phun – hít: giảm thuốc đọng lại ở miệng, họng giúp tránh bị nấm miệng, họng.


·        Tiêm phòng vaccin cúm hằng năm: giúp hạn chế nhiễm khuẩn, giảm được số lần phải dùng thuốc.


·       
Sử dụng sản phẩm nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh đế giảm tái
phát các đợt cấp; cơn hen cấp của bệnh, từ đó giảm được số lần phải dùng
thuốc hoặc nhập viện.


Giải pháp tối ưu giúp hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây là gì?


Điều
trị theo Tây y thường giúp giảm nhanh triệu chứng nhưng không điều trị
được tận gốc nên bệnh thường hay tái phát và thuốc có thể gây nhiều tác
dụng phụ. Đông y điều trị tận gốc nhưng thời gian điều trị cần dài hơn.
Việc kết hợp Đông và Tây y là một giải pháp mang lại kết quả tích cực
cho nhiều bệnh nhân, rất nhiều bệnh nhân đã kiểm soát bệnh thành công
nhờ kết hợp sử dụng thuốc tây với thảo dược, sau một thời gian khi triệu
chứng ho, khạc đờm, khó thở giảm đã có thể giảm liều thậm chí không
phải dùng thuốc tây mà chỉ cần sử dụng thảo dược.

theo Tú Đan

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x
Contact Me on Zalo
Tư vấn ngay